Các phương pháp làm sạch bề mặt

Ngày đăng: 28/05/2018 10:18 Sáng

Có rất nhiều phương pháp làm sạch bề mặt, tuy nhiên chúng ta chỉ đi sâu vào một số phương pháp phổ biến sau:

1.      Làm sạch bằng bàn chảy sắt

Phương pháp này thường được kết hợp với búa gõ, phù hợp cho những sửa chữa cục bộ, diện tích nhỏ và lớp gỉ dày. Nhược điểm của phương pháp này là chất lượng của phương pháp này không được cao và năng suất lao động thấp.

2.      Làm sạch bằng đĩa mài

Phương pháp này sử dụng các đĩa mài phủ hạt nhám để tẩy gỉ và các vết bẩn ở phạm vị hẹp, năng xuất lao động cao hơn so với phương pháp bàn chảy sắt. Nhược điểm của phương pháp này là bề mặt sau khi làm sạch dễ bị bóng nên giảm độ bám dính của màng sơn.

3.      Làm sạch bằng phun nước áp lực cao

Phương pháp này sử dụng nước được phun áp lực cao (từ 1.700 bar đến 2000 bar) để tẩy sạch các lớp sơn cũ, gỉ sét…, nhưng phương pháp này có ưu điểm là không gây ô nhiễm môi trường nhưng chi phí cao.

4.      Làm sạch bằng phun cát ướt

Ở phương pháp này, hỗn hợp cát và nước được phun với áp lực rất cao để tẩy gỉ sét trên diện tích lớn. Cũng giống phương pháp phun nước áp lực cao, phương pháp này có ưu điểm là không gây ỗ nhiễm môi trường nhưng chi phí cao. Bề mặt sau khi phun bị sét gỉ trở lại rất nhanh nên phải xử lý và sơn ngay lớp chống gỉ.

5.      Làm sạch bằng phun cát khô

Đây là phương  pháp làm sạch phổ biến nhất hiện nay, chất lượng làm sạch bề mặt được chuẩn bị rất cao, nhưng phương pháp này có nhược điểm là tạo ra nhiều bụi và ô nhiểm môi trường.
Kỹ thuật làm sạch bề mặt bằng phun cát:
Một bề mặt thép bị gỉ hoặc bẩn có thể làm sạch một cách có hiệu quả bằng phương pháp phun cát, bất động sản tức là các hạt cát,đá, sỏi được đẩy tới với một tốc độ cao qua miệng ống phun sẽ tác động lên bề mặt để làm sạch gỉ và các chất bám dính trên nó.
Kích thước một hạt mài (cát sỏi…) khoảng từ 0.3 – 1.5 mm (12 – 60mils) là kích thước được kiểm nghiệm hiệu quả nhất đạt các tiêu chuẩn bề mặt theo quy định, đặc biệt có hiệu quả khi làm sạch bề mặt bị lõm sâu (việc sử dụng hạt sỏi trong quá trình chuẩn bị bề mặt thường sử dụng nhiều hone và hiệu quả hơn dung bằng cát):
 
 Áp lực bình khí nén thấp nhất là                :10kg/cm2
 Áp lực đầu vòi phải đạt từ                          : 5 – 6 kg/cm2
 Đường kính vòi phun (chỗ thắc)                : 8 – 10 mm
 Góc phun (tạo với bề mặt được phun)       :75o
Việc chuẩn bị bề mặt đạt hiệu quả cao, nhanh chóng và kinh tế hay không còn phụ thuộc vào mức độ gỉ sét, mức độ rổ của bề mặt cần làm sạch. Một bề mặt tôn còn mới phẳng chắc chắn chi phí làm sạch sẽ ít tốn kém hơn só với một bề mặt gỉ, rỗ nhiều.

Chú ý trước khi phun cát:
Mài phẳng cạnh sắc, góc, mối hàn.
Mài láng những mối hàng gồ ghề, khuyết tật sắt thép, tẩy sạch ba vớ hàn…
Các lỗ khoét nên có đường kính tối thiểu 30mm, được kiểm tra và chấp thuận trước khi làm sạch.

  0972412429